Tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG HẢI

Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do rút gây nên, thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn, bệnh dễ phát triển thành dịch, hiện tại chưa có vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nặng có thể gây biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, có thể tử vong.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận gần 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 03 trường hợp tử vong, số ca mắc có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây.

Riêng trên địa bàn huyện Đông Hải, từ đầu năm 2023 đến nay số ca mắc bệnh tay chân miệng là 290 ca và có 21 ổ dịch được phát hiện.

* Một số biểu hiện của bệnh tay chân miệng:

- Trẻ sốt cao liên tục 38 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực.

- Viêm loét đỏ hay phỏng nước ở niên mạc miệng, lợi, lưỡi, ở lòng bàn tay, chân, vùng mông, đầu gối.

- Ho, chãy nước mũi, nôn ói và đi ngoài phân lõng, trẻ bứt rứt, khó chịu, hay quấy khóc, ăn uống kém, co giật, thở mệt…

  • Trẻ giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần.

- Trẻ có biểu hiện run tay chân (khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm), yếu chân tay, trẻ đi đứng loạng choạng.

* Đường lây truyền:

- Tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh qua thức ăn, nước uống hoặc theo tay vào miệng.

- Tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt khi hắt hơi, ho, nói chuyện với người bệnh (kể cả người lành mang gen bệnh).

- Tiếp xúc với dịch tiết từ các nốt phỏng và các chất bài tiết của người bệnh bám trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà…

Thực hiện Công văn số 122/KSBT-TTGDSK ngày 08/6/2023 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu về việc Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em và để chủ động ngăn chặn, phòng tránh lây lan và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Trung tâm Y tế huyện khuyến cao tất cả người dân cần chủ động thực hiện 5 biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em, cụ thể như sau:

- Bàn tay sạch với cả người lớn và trẻ em: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt ăn uống sạch: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Ở sạch: Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Thu gom và sử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Phát hiện sớm cách ly và điều trị kịp thời: Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám, thông báo cho nhà trường, không cho trẻ đến lớp và tiếp xúc với các trẻ khác.

Hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên bệnh có thể chuyển biến nặng đột ngột nên cha mẹ không được chủ quan, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ. Phát hiện trẻ có một trong các dầu hiệu: sốt cao trên 38.5 độ, uống thuốc hạ sốt không đỡ, quấy khóc kéo dài, ngủ hay giật mình, rung tay chân, đi lại loạn choạn phải đua ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Đinh Thị Nghiêm


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết