Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung tâm Y tế Đông Hải: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng chống bệnh Dại

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi cũng như ô nhiễm nguồn nước hiện nay, đã làm cho khí hậu thay đổi làm cho nhiệt độ không khí ngày càng tăng (nắng nóng). Ngoài ra huyện Đông Hải là một vùng ven biển, đa số là nước mặn từ đó hơi nước bốc lên sẽ tạo ra nhiệt độ cao hơn bình thường so với các huyện khác trong tỉnh. Bệnh dại thường xuất hiện vào mùa hè thời tiết nắng nóng và khi nhiệt độ nóng kéo dài. Từ đó, những điều kiện này đã tạo thuận lợi cho bệnh dại có nguy cơ bùng phát và lây lan, gây nguy hiểm đến sức khỏe cho người dân. Để chủ động phòng chống bệnh dại, các ngành chức năng trong huyện Đông Hải đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống trên địa bàn huyện, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong những năm gần đây, mỗi năm ở Việt Nam có trên 100 người chết vì bệnh dại, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Bệnh dại có nguy cơ lan rộng nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đồng bộ.Năm 2018, có 01 ca mắc bệnh dại và tử vong tại xã Định Thành - huyện Đông Hải; tháng 01/2019 xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong tại phường Láng Tròn - thị xã Giá Rai; 9 tháng đầu năm 2020 xảy ra 01 ca bệnh dại và tử vong tại xã Điền Hải - huyện Đông Hải. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị chó, mèo cào cắn đến các cơ sở y tế để được xử trí vết thương và tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, khi đã phát cơn dại thì không thể điều trị khỏi, khi người bệnh lên cơn dại thì tử vong 100%. Bệnh lây truyền chủ yếu từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Từ năm 2018 đến nay huyện Đông Hải đã có 02 trường hợp tử vong do chó cắn và lên cơn dại chết. Chính vì vậy người dân cần có sự chủ động để phòng, chống với căn bệnh nguy hiểm này. Để chủ động tuyên truyền nâng cao phòng chống bệnh dại hiện nay Trung tâm Y tế Đông Hải đưa ra một số biện pháp thuyên truyềncụ thể như:

Để tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Đông Hải nói riêng. Huyện Đông Hải tăng cường phòng chống bệnh dại, hạn chế thấp nhất các ca tử vong do dại bằng nhiều hình thức tuyên truyền. Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế xã, thị trấn lập kế hoạch cụ thể thực hiện phòng chống bệnh dại và xuyên suốt cả năm; tăng cường tuyên truyền qua cộng tác viên y tế, tổ chức các buổi tuyên truyền nhóm, phát loa đài phát thanh từ huyện đến xã, thị trấn trong huyện; treo 12 băng rol tuyên truyền trên các tuyến đường trong huyện; phát tờ rơi, áp phích về phòng chống bệnh dại cho Trạm Y tế các xã. Viết bài đăng báo Bạc Liêu, đăng cổng TTĐT ngành…. Đối với ca bệnh cán bộ khoa Kiểm soát bệnh tật& HIV/AIDS phối hợp với cán bộ thú Y trực tiếp xuống hộ dân có ca bệnh dại và các xã trong huyện tổ chức các buổi tuyên truyền nói về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng bệnh; khuyến cáo người dân nên tiêm phòng đầy đủ, xử lý môi trường để người dân chủ động thực hiện phòng ngừa tốt bệnh dại như:

* Xử lý khi bị cho, mèo cắn:

- Khi bị chó mèo cắn, cào, liếm cần rửa kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch với vòi nước mạnh. Sau đó, tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại càng sớm càng tốt. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa.

* Các biện pháp phòng bệnh:

Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần đến ngay cơ sở y tế.

* Xử lý vật nuôi: Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải tiêu hủy ngay (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.

+ Đối với chó nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong 14 ngày.

+ Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày, trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.

+ Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại.

Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.

+ Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.

+ Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.

+ Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và tiêm ngừa đầy đủ tại cơ sở y tế.

+ Khi đưa chó ra đường, các địa điểm công cộng phải có người dẫn và có rọ mõm.

+Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

+ Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo./.

Phạm Thị Mỹ Thu

Phòng KH-NV, Trung tâm Y tế Đông Hải


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết