Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NGUY HẠI SỨC KHỎE KHI DÙNG RƯỢU PHA HUYẾT ĐỘNG VẬT

 

Quan niệm cho rằng uống các loại rượu huyết sẽ tăng sức khỏe, sức đề kháng, tăng khả năng đàn ông và để chữa bệnh nên uống rượu huyết rắn, huyết hươu, dê, bồ câu, ba ba, rắn, dơi… đang trở thành “mốt” của nhiều nam giới ở cả thành thị lẫn nông thôn. Bổ đâu chưa thấy, nhưng những ca ngộ độc rượu phải đi cấp cứu thì ngày càng nhiều. Thậm chí nhiều trường hợp còn nhiễm giun sán do uống loại rượu này.

Rượu pha soda, nước tăng lực hay nước ngọt... đã không còn hấp dẫn dân nhậu. Để tăng cường bản lĩnh đàn ông, mốt đang thịnh trong làng nhậu là uống rượu máu (huyết). Huyết của con vật nào càng lạ, càng độc thì càng hấp dẫn. Theo đó, rượu huyết rắn chỉ là món xoàng xĩnh. Người ta đã nghĩ ra hàng chục loại rượu huyết từ dê, bồ câu, nai, dơi... gay cả huyết mèo cũng được mang lên bàn nhậu. Ngoài lý do uống cho biết rượu huyết như thế nào, phần lớn nam giới uống rượu huyết do bị hấp dẫn bởi lời quảng cáo của chủ quán “một người uống, hai người vui”. 

Thực tế chưa có cơ sở khoa học hay công trình nghiên cứu nào chứng minh rượu huyết có khả năng tăng cường “sức mạnh” đàn ông, nhất là khi số lượng huyết được pha vào rượu không nhiều nên không có tác dụng.

Đông y cổ có dùng một số loại rượu huyết để trị bệnh như tiết ba ba dùng giải độc, rượu tiết dê đực điều trị sinh lý đàn ông, rượu tiết rắn trừ phong thấp… nhưng không dùng chim,thỏ, ngựa, dơi, ngao… để uống rượu.

Vì vậy, thật là sai lầm khi cho rằng các con vật càng độc thì càng mạnh. Đối với các loài có nọc độc như rắn, khi săn mồi chúng thường sử dụng nọc độc của mình và khi tiêu hoá thứ căn, chúng cũng tiêu hoá luôn nọc độc và độc tố được hấp thu trở lại vào máu. Pha rượu huyết rắn có chứa nọc độc sẽ khiến người uống dễ bị ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong.

Ảnh minh họa

Máu là một thành phần rất dễ bị nhiễm trùng và có rất nhiều loại vi khuẩn có thể ký sinh ở máu. Ngoài ra, máu là chất bổ, chứa nhiều loại đạm (chủ yếu là đạm khó tiêu), một số người không thích ứng với loại đạm này nên thường bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, phát ban. Hơn nữa, khi sử dụng loại đạm này với rượu, trong rượu có chất alcon cao sẽ gây đông vón đạm. Uống rượu huyết rất dễ dẫn đến các trường hợp bị dị ứng, lâu ngày tế bào gan bị phá hủy, gây xơ gan, trụy tim mạch…

Đó là chưa kể, dùng các loại rượu huyết như huyết ngan, vịt, chim dễ bị các dịch bệnh như cúm gia cầm, các loại rượu huyết dê, hươu, nai có thể bị dịch lở mồm long móng vì ấu trùng sán thường di chuyển qua đường máu. Máu thỏ, dê chứa rất nhiều ký sinh trùng sán, máu khỉ có thể có HIV, máu rùa sống dưới bùn nên có thể có vi khuẩn than, máu một số loài cá có sán ấu trùng… Khi lấy máu chúng, người ta phải lấy qua da, nơi có nhiều mầm bệnh mà mắt thường không nhìn thấy như tụ cầu, liên cầu, cúm, lở mồm long móng...nên khi uống sống, trực tiếp chắc chắn cơ thể sẽ nhiễm bệnh.

Nhiễm liên cầu khuẩn do ăn huyết động vật

Ngoài ra, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành Bản tin Khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, vi rút Corona chủng mới (nCoV) thuộc chủng Corona gây ra dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vốn được tìm thấy ở loài dơi quạ. Các chuyên gia thuộc Viện Vi rút học Vũ Hán xác định loại vi rút này có khả năng “thích nghi, đột biến, lây lan qua đường hô hấp từ người sang người”, có thể xuất phát từ động vật hoang dã như dơi và rắn được bày bán tại chợ Hoa Nam ở trung tâm TP.Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc), nơi phát tán dịch bệnh Covid-19. Nghiên cứu cho rằng con người có thể bị lây nhiễm nCoV trong lúc chế biến. Rắn cũng bị tình nghi mang nCoV do ăn phải dơi rồi tiếp tục lây lan qua con người lúc giết mổ hay hình thức tiếp xúc khác.

Ảnh minh họa

Mặc dù trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post, một chuyên gia tại Viện Vi rút học Vũ Hán cho biết nghiên cứu dựa trên thuật toán phân tích trên máy tính chứ không phải kết luận cuối cùng về cơ chế lây lan, tuy nhiên thông tin này một lần nữa cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh từ việc ăn thịt, uống máu những loại động vật hoang dã.

Trong khi đó, rượu huyết pha chế ở các nhà hàng thường không sạch sẽ, quá trình lấy huyết đã khiến máu động vật nhiễm vi khuẩn, nhiễm ấu trùng. Bên cạnh đó, loại rượu có nồng độ cồn 29 - 40 độ dùng để pha huyết không thể diệt được hếtđộc tố, vi khuẩn có trong các loại tiết, mật động vật. Đó là còn chưa kể đến nếu được pha bằng rượu nấu thủ công, rượu chưng cất từ cồn công nghiệp có tỷ lệ độc tố cao. Thế nên, việc sử dụng loại rượu huyết, mật luôn đi kèm là luôn tiềm ẩn đến sức khỏe chúng ta cần hết sức cẩn thận./.   

Tâm Trần


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết