Truyền thông
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người chúng ta, muốn có sức khỏe tốt trước hết là phải có một môi trường trong lành. Vì ai cũng phải cần đến không khí để trao đổi điều hòa sự sống. Nhưng hiện nayô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội, cụ thể là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm từ nhiều nguyên nhân nhưnhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, chất thải hóa chất chưa được xử lý hợp lý và các chất độc hại khó phân hủy ra môi trường. Ngoài ra nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác quá mức,bên cạnh đó ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo về môi trường. Từ đó làm cho xuất hiện nhiều chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như sinh vật sống khác, ngoài ra còn kéo theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Môi trường là bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiện và vật chất nhân tạo tồn tại xung quanh chúng ta, do đó tùy từng loại ô nhiễm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường như ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, các dạng ô nhiễm khác đều đưa đến các hậu quả khác nhau ảnh hưởng con người.Chính vì vậy,bảo vệ môi trường là việc làm rất cần thiết đối với mỗi cá nhân.Để việc bảo vệ môi trường có hiệu quả mỗi cá nhân, tập thể cùng chung tay bảo vệ môi trường để môi trường của chúng ngày càng trong lành và sạch hơn cũng chính là tự bảo vệ mình và thế hệ sau.

Trước hết làm sao cho mọi người nhận thấy được tác hại của môi trưởng ảnh hướng rất lớn đối với con người. Từ đó thay đổi việc việc làm cũng như dự kiến không tốt thành hành vi có lợi cho môi trường. Để làm được việc đó thì phải tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng. Nhiều năm qua, các hoạt động hưởng ứng  Ngày Môi trường thế giới (05/6) và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) ở Việt Nam đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế bền vững cho người dân. Đểviệc tuyên truyền có hiệu quả thì chúng ta cần giải thích cho người dân hiểu vấn đề môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người.

  1. Ô nhiễm môi trường đất:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đấtlà do sự tác động của con người đưa vào môi trường các chất thải nguy hại vào môi trường đất hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Làm cho đất bị biến đổi ảnh hưởng đến đời sống con người và sinh vật như là hiện tượng hệ sinh thái trong lòng đất bị biến đổi sâu sắc gây suy thoái như dễ bị xói mòn, lở đất, rửa trôi và sụt lở đất thường xảy ra vào mùa mưa lũ. Làm suy thoái, thay đổi thành phần và tính chất của đất làm chai cứng đất, làm chua đất, làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồnggây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường và con người. Ngoài ra còn gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do xả rác thải không đúng nơi quy định, khai thác khoáng sản không đúng làm thu hẹp diện tích đất canh tác. Dẫn đến tài nguyên đất bị suy thoái, không còn gì để khai thác cho tương lai.

  1. Ô nhiễm môi trường nước:

So với các loại ô nhiễm thì ô nhiễm nước là quan trọng hơn cả, vì chúng cũng gây ảnh hưởng rộng đến nguồn đất xung quanh, tăng mức độ ô nhiễm độc hại đến đất ngoài ra nguồn nước là nguồn sinh hoạt chính của con người. Do đó nguồn bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Việc ô nhiễm nguồn nước là do ô nhiễm bởi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tại đây, lượng nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Không những thế, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn không thu gom hết được… là nguồn đặc biệt quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Từ đó gây ra nhiều dịch bệnh như bệnh tả, thương hàn, lỵ (trực khuẩn, amip), nhiễm giun sán…đặc biệt là không còn nguồn nước sạch để sinh hoạt.

  1. Ô nhiễm môi trường không khí:

Ô nhiễm không khí đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, bệnh tim mạch và nó cực kỳ nguy hiểm hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của một chất lạ hoặc sự thay đổi các thành phần trong bầu khí quyển. Làm không khí trở nên không trong sạch, mọi thở trở nên mờ nhạt như hiện tượng "sương mù". Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí lá nói đến các ngành công nghiệp, đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra trong không khí các chất độc hại mà lưu thông trên chân khôngnhư than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) độc hại. Về giao thông vận tải cũng góp phần không nhỏ nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí. Sinh hoạt cũng tác động gây ô nhiễm không khí chủ yếu do khi đun nấu sử dụng nhiên liệu sẽ tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và xung quanh.

Đó là tác động xấu đối với sức khỏe con ngườiđặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi...,ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,... Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Không chỉ vậy đối với hệ sinh thái thì khi môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến hệ sinh thái bị mất cân bằng và đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, động vật và thực vật sống. Ngoài ra chúng tác động rộng rãi không chỉ 1 quốc gia mà toàn thế giới đều hứng chịu chung hệ quả này mà ta đang thấy hiện nay như bệnh Covid-19 tốc độ lan nhanh trong không khí. 

  1. Các dạng ô nhiễm khác:

Bên cạnh đó trong đời sống công nghệ hiện đại ngày nay còn có ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định làm tăng mức độ stress của người dân, ảnh hưởng đến thai nhi, gây căng thẳng thần kinh làm giảm thính lực, tiếng ồn làm rối loạn giấc ngủ…từ xe cộ, máy bay, khu công nghiệp. Ô nhiễm sóng này do các loại sóng  như sóng điện thoại, truyền hình... Ô nhiễm ánh sáng đều tác động không nhỏ đến sức khỏe con người. Ngoài ra, ô nhiễm còn có thể chia thành các loại như ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tầm nhìn hay ô nhiễm nhiệt. Tùy vào từng loại ô nhiễm khác nhau mà có những tác động tiêu cực đến đời sống gây hại đến sức khỏe con người trầm trọng. Sự thật là chúng ta đã và đang tự hại chính bản thân mình khi nguyên nhân của các loại ô nhiễm lại là chính con người.

Trước những hậu quả như vậy, chúng ta chắc chắn phải cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường bằng cách tuyên truyền giáo dục người dân để môi trường chúng ta ngày càng trong sạch hơn. Bằng các việc làm mà mọi người đều có thể bảo vệ môi trường được bằng những việc thiết thức nhất ngày cả trong nhà và xã hội:

 1. Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

2. Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

3. Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.vì cây xanh giúp môi trường quang hợp khí CO2 và thải ra khí O2 giúp môi trường trong lành và tươi sang.

4. Giao thông vận tải: Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết. Nhận thức tốt khi sử dụng phương tiên gây tiếng ồn, khói bụi khi tham gia. phát triển hệ thống giao thông công cộng cho thật tốt để phục vụ người dân. Bên cạnh đó giảm các ngành, dự án gây ô nhiễm cao, tiêu tốn nhiều năng lượng.

5. Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…Đối với công ty, xí nghiệp cần có hệ thống sử lý nước hợp lý

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 hiện nay là một minh chức trong việc bảo về môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

                                                Phạm Thị Mỹ Thu

                                                         Phòng KH-NV, Trung tâm Y tế Đông Hải

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết